
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ (VPCP) Mai Tiến Dũng, Tổ trưởng Tổ công tác của Thủ tướng chủ trì buổi làm việc
Tổ trưởng Tổ công tác cho biết, cuộc làm việc nhằm rà soát lại công tác gửi,
nhận văn bản điện tử của các địa phương với quyết tâm sử dụng văn bản điện tử
thay văn bản giấy, việc cấp chữ ký số cho các địa phương... Đồng thời, đề nghị
các địa phương báo cáo, đánh giá tình hình triển khai các nhiệm vụ được giao về
xây dựng Chính phủ điện tử, cải cách TTHC; nêu rõ các khó khăn, vướng mắc, bất
cập và đề xuất hướng giải quyết.
Kết quả kiểm tra của Tổ công tác cho thấy, về tình hình triển khai kết nối liên
thông gửi, nhận văn bản điện tử và xử lý hồ sơ công việc trên môi trường điện tử,
có 7/7 tỉnh đã kết nối, liên thông gửi, nhận văn bản điện tử qua Trục liên thông
văn bản quốc gia và hầu hết đã thực hiện gửi, nhận văn bản điện tử 4 cấp hành
chính. Số lượng văn bản điện tử gửi, nhận qua Trục liên thông tăng đáng kể so
với cùng kỳ năm trước như Hà Nam, Phú Thọ, Bắc Giang.
.
Một số tỉnh đạt tỷ lệ cao về gửi, nhận văn bản giữa các cơ quan trong tỉnh hoàn
toàn dưới dạng điện tử như Bắc Giang 98%, Bắc Ninh 95%.
.
Các tỉnh đều đã triển khai phần mềm quản lý văn bản và hồ sơ công việc ở các cấp
chính quyền, bước đầu đã triển khai xử lý hồ sơ công việc trên môi trường điện
tử. Một số tỉnh có số lượng xử lý hồ sơ trên môi trường điện tử nhiều như Thái
Bình (92%), tuy nhiên cũng còn một số tỉnh có tỷ lệ xử lý hồ sơ công việc trên
môi trương điện tử chưa cao.
.
Hiện nay, các tỉnh như: Nam Định, Hà Nam, Bắc Giang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc đã áp
dụng chữ ký số cá nhân trong gửi, nhận văn bản điện tử và xử lý công việc trên
môi trường điện tử, còn Thái Bình, Bắc Ninh đang triển khai, thử nghiệm áp dụng
chữ ký số cá nhân.
.
Về triển khai cung cấp dịch vụ công trực tuyến và tích hợp, cung cấp trên Cổng
DVCQG, hiện tất cả các tỉnh đã triển khai kết nối với Cổng và hoàn thành tích
hợp đăng nhập một lần, đồng bộ trạng thái hồ sơ. Bắc Ninh, Hà Nam là 2 tỉnh có
nhiều hồ sơ đồng bộ trạng thái trên Cổng DVCQG.
.
Có 5/7 tỉnh đã tích hợp đồng bộ kết quả xử lý hồ sơ trên Cổng DVCQG; 6/7 tỉnh đã
tích hợp với nền tảng thanh toán trên Cổng DVCQG, trong đó chỉ có Vĩnh Phúc, Bắc
Ninh có số lượng giao dịch thành công phát sinh nhiều, các tỉnh còn lại chỉ dừng
ở hoàn thành kết nối kỹ thuật, chưa phát sinh giao dịch hoặc số lượng giao dịch
rất ít. Việc triển khai tích hợp, cung cấp các dịch vụ công trực tuyến trên Cổng
DVCQG của các tỉnh đều rất chậm. Thêm vào đó, còn nhiều dịch vụ công/TTHC đã quá
hạn hoàn thành tích hợp, cung cấp trên Cổng DVCQG.
.
Đối với triển khai chuẩn hoá chế độ báo cáo; xây dựng Hệ thống thông tin báo cáo
của tỉnh và kết nối, tích hợp với Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ, hiện các
địa phương đã thực hiện rà soát, chuẩn hóa chế độ báo cáo và có 5/7 địa phương
ban hành các quyết định quy định chế độ báo cáo.
.
Về xây dựng Hệ thống thông tin báo cáo của tỉnh và kết nối, tích hợp với Hệ
thống thông tin báo cáo Chính phủ, hầu hết các tỉnh đã triển khai hoặc đang
triển khai thử nghiệm Hệ thống thông tin báo cáo của tỉnh. Hà Nam, Thái Bình,
Bắc Giang đang thử nghiệm kết nối 9 chỉ tiêu kinh tế - xã hội với Hệ thống thông
tin báo cáo quốc gia. Bắc Ninh, Bắc Giang đã kết nối Hệ thống camera giám sát
Trung tâm phục vụ hành chính công với Trung tâm thông tin, chỉ đạo điều hành của
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
.
Đối với triển khai cải cách TTHC và thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông
trong giải quyết TTHC, các tỉnh đã thực hiện nghiêm việc đánh giá tác động, tham
gia ý kiến, thẩm tra dự thảo văn bản quy phạm pháp luật có quy định TTHC, rà
soát, công bố, công khai TTHC; nâng cao chất lượng giải quyết TTHC, tiếp nhận,
xử lý phản ánh kiến nghị của người dân, doanh nghiệp.
.
Bắc Ninh là tỉnh 2 năm liên tiếp duy trì kết quả trong top 10 các tỉnh, thành
phố về Chỉ số thành phần cải cách TTHC theo PAR index các năm 2018, 2019. Một số
địa phương có tỷ lệ hồ sơ giải quyết đúng hạn cao như Bắc Ninh (99,97%), Hà Nam
(99,7%), Thái Bình (99,1%).
.
Kết luận tại buổi làm việc, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Mai Tiến Dũng-Tổ trưởng Tổ công
tác đánh giá đánh giá cao và ủng hộ tỉnh Bắc Ninh đăng ký thực hiện cấp bản sao
điện tử được chứng thực từ bản chính trên Cổng dịch vụ công của tỉnh sau đó đồng
bộ kết quả và dữ liệu lên Cổng DVCQG nhằm tạo thuận lợi trong việc cung cấp dịch
vụ công trực tuyến và thực hiện chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh.
Kết luận tại buổi làm việc, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng, Tổ trưởng
Tổ công tác của Thủ tướng đánh giá cao các địa phương đã phối hợp VPCP thực hiện
quyết tâm xây dựng Chính phủ điện tử, hướng tới nền kinh tế số, xã hội số.
.
Tổ trưởng Tổ công tác nhấn mạnh thời gian đến cuối năm không còn dài, vì vậy Tổ
công tác đề nghị các địa phương tích cực, quyết liệt để đẩy mạnh những thực hiện
những nội dung Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo về xây dựng Chính phủ điện tử, cải
cách TTHC. Cụ thể, tập trung vào tái cấu trúc, quy trình, cắt giảm, đơn giản hóa
TTHC, ứng dụng CNTT vào công tác cải cách cải cách, tập trung mạnh mẽ vào các
TTHC liên quan dịch vụ công phục vụ người dân, doanh nghiệp...
.
Về kết nối với Hệ thống thông tin báo cáo quốc gia, Tổ trưởng Tổ công tác đề
nghị 7 địa phương đến hết tháng 11/2020 hoàn thành việc kết nối để báo cáo với
Thủ tướng Chính phủ. Bảo đảm được mục tiêu kết nối 70% ở cấp tỉnh, 60% cấp huyện,
30% cấp xã, phường, thị trấn.
.
Nhấn mạnh về việc kết nối dịch vụ công với Cổng DVCQG, Tổ trưởng Tổ công tác đề
nghị đến hết năm 2020 có 30% dịch vụ công ở các địa phương kết nối với Cổng
DVCQG. Để hoàn thành chỉ tiêu này, VPCP sẽ cùng Ban cơ yếu Chính phủ, Tập đoàn
VNPT, Tập đoàn Viettel phối hợp với các địa phương để đẩy nhanh tiến độ. Tổ
trưởng Tổ công tác cũng đề nghị các địa phương chủ động đưa dịch vụ công lên
Cổng DVCQG; tổ chức tập huấn, tuyên truyền để cán bộ, công chức, viên chức thực
hiện các dịch vụ công liên quan đến bản thân và gia đình trên Cổng DVCQG.